Ngâm chân vào ban đêm trước khi ngủ

Ngâm chân nước ấm buổi tối trước khi ngủ là phương pháp dưỡng sinh giúp trị nhiều loại bệnh cho mọi người, đặc biệt là người cao tuổi, dân văn phòng... Vậy phải ngâm chân như thế nào để đạt được hiệu quả và an toàn cao nhất?

Ngày đăng: 10-09-2018

920 lượt xem

-Nhiệt độ của nước ngâm chân: 42. Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C. Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.
-Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: Khoảng 9 giờ tối. Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu. Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.
-Các thảo dược có thể cho vào nước ngâm chân:
  +Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân, giúp diệt khuẩn, chống viêm, nhuận tràng. Nếu có muối tắm thư giãn Relaxation Bath Salts của FLP thì càng tốt vì muối tắm Relaxation Bath Salts là sản phẩm có trong bộ sản phẩm tắm thư giãn Aroma Spa Collection. Đó là quá trình nghiên cứu lâu dài, tỉ mỉ cộng với dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến. Với dây chuyền hiện đại và quá trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, gắt gao mới tạo ra...
  +Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân, có tác dụng đánh tan khí lạnh trong cơ thể.
  +Rượu: Thêm một chút rượu trắng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu.
  +Chanh: Thêm mấy lát chanh giúp vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.
  +Giấm: Thêm vài ba thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.
-Thời gian ngâm chân: Thời gian ngâm chân tối đa khoảng 30 đến 45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày. 
  +Với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn. Nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
  +Với người mắc bệnh tiểu đường, do độ nhạy cảm ngoài da của người bệnh tiểu đường kém hơn nên khó cảm nhận độ nóng lạnh của nước, tránh tình trạng nước quá nóng gây tổn thương da.
  +Khi ngâm chân, ta thấy lưng hoặc trán hơi ra mồ hôi… Đó là tín hiệu cho thấy kinh lạc trong cơ thể đã được thông suốt. Đây cũng là biện pháp để chúng ta kiểm tra kinh lạc trong cơ thể có bị ứ trệ hay không.
-Massage sau khi ngâm chân tác dụng sẽ tốt hơn: Sau khi ngâm chân xong, bạn nên massage lòng bàn chân theo các cách sau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn:
  +Massage ở huyệt Dũng Tuyền,  bấm mạnh 36 cái, vừa ấn vừa đẩy lên phía ngón chân cho đến khi chân nóng lên. Tác dụng: Rất tốt cho những người thận yếu, thận khí hư nhược.
  +Massage điểm giữa vùng gót chân, ứng với khu vực phản ánh giấc ngủ. Dùng hai ngón tai cái ấn mạnh vào vị trí này 36 lần, cần ấn mạnh cho tới khi có cảm giác đau mới có tác dụng. Sau đó tiếp tục xoa vào vùng này từ 3~5 phút cho tới khi thấy nóng lên. Sẽ có tác dụng giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, cải thiện chứng mất ngủ.
  +Gập 2  ngón tay trỏ, cạo mạnh vào vùng phía dưới hai bên mắt cá chân 36 lần cho tới khi cảm thấy đau, sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh tuyến tiền liệt.
-Chú ý:
  +Không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng.
  +Những người mắc bệnh tim, tim có vấn đề, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt: Không nên ngâm chân với nước quá nóng, hoặc tắm suối nước nóng quá lâu. Do ngâm chân hoặc tắm suối nước nóng lâu khiến huyết quản nở ra, máu sẽ nhanh chóng lan tỏa ra toàn bề mặt cơ thể khiến cho các cơ quan quan trọng như tim, não … ở trong tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí.
Sưu tầm
Có thể bạn muốn đọc: “Muối tắm thư giãn Relaxation Bath Salts”.


 

Hãy cùng Like Share để cập nhật những tin tức thú vị nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE


HOTLINE:
0948.035.252

DANH NGÔN

Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp...

KÊNH YOUTUBE

 

Thảo dược tự nhiên

 

KÊNH YOUTUBE

FANPAGE

<