Đô thị hóa, công nghiệp hóa phát triển đã kéo theo sự ô nhiễm môi trường và đặc biệt là khói bụi. Những hạt bụi tưởng như rất nhỏ bé nhưng lại đem đến tác hại vô cùng nguy hiểm cho cơ thể chúng ta...
Bụi là gì? Là tập hợp của những hạt vật chất vô cơ hoặc hữu cơ, nó có kích thước vô cùng nhỏ bé. Hạt có kích thước >10pm gọi là bụi, từ 10-0,1 pm là sương mù và <0,1pm gọi là khói. (Pm là đơn vị chiếu dài, đọc là pi cô mét, 1pm=1x10-9mm).
1.Tác hại của bụi đối với cơ thể.
-Gây độc toàn thân: bụi chì, mangan, asen, Clo, Flo, oxit kẽm.
-Gây kích thích cục bộ, tổn thương ở da và niêm mạc mũi mắt.... Ngoài các chất trên còn có xi măng, can xi ô xít, clorua vôi, bụi thuốc lá…
-Gây phản ứng dị ứng: bụi đay, bột sơn, phấn hoa…
-Gây nhiễm khuẩn: bụi giẻ rách, lông súc vật, thóc lúa…
-Gây ung thư: bụi của một số chất quang học và chất cơ năng phóng xạ, bụi công nghiệp
2.Các bệnh mà bụi gây ra:
-Bệnh về phổi: Bệnh phổi nhiễm bụi ( Silicose) là bệnh được sinh ra do người hít thở bụi khoáng, bụi xi măng, bụi thạch anh, bụi than và kim loại ở các hầm mỏ hay cơ sở sản xuất. Bệnh này gây xơ phổi, suy giảm chức năng hô hấp. Bụi mangan, phốt phát, bicromat kali, gỉ sắt gây ra bệnh viêm phổi, làm thay đổi tính miễn dịch sinh hoá của phổi.
-Bệnh ngoài da:
+Bệnh nhiễm trùng da, trứng cá, viêm da.. do bụi đường tác động đến các tuyến nhờn làm cho da bị khô
+Gây kích thích da, sinh mụn nhọt lở loét như bụi vôi, bụi dược phẩm, thuốc trừ sâu,.
+Bụi nhựa than dưới tác dụng của ánh nắng làm cho da sưng tấy bỏng, ngứa, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt.
+Bụi còn gây chấn thương mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt…Bụi kiềm, bụi axít có thể gây ra bỏng giác mạc, để lại sẹo, làm giảm thị lực, nặng hơn có thể bị mù
-Bệnh về đường tiêu hóa:
+Hỏng men răng, sâu răng do bụi đường, các loại bột gây nên
+Viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hoá do bụi kim loại, bụi khoáng to nhọn có cạnh sắc đi vào dạ dày gây ra.
+Bệnh thiếu máu, giảm hồng cầu và gây rối loạn thận do bụi chì gây ra.
+Bụi thuỷ ngân, benzen… gây nhiễm độc cao cho cơ thể chúng ta.
+Bụi vi sinh vật có nhiều tác hại tới sức khỏe con người, gây ra các bệnh dịch, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt và bệnh đường tiêu hoá.
-Bệnh về đường hô hấp:
+Bụi hữu cơ như bông, gai, đay dính vào niêm mạc gây phù thụng tiết nhiều niêm dịch, về lâu dài bụi gai lanh có thê gây viêm loét lòng khí phế quản.
+Bụi vô cơ rắn có cạnh góc sắc nhọn lúc đầu thường sẽ gây ra viêm mũi làm cho niêm mạc đầy lên, tiết nhiều niêm dịch, hít thở khó. Sau vài năm bệnh chuyển thành viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, gây ra bệnh phổi nhiễm bụi.
+Bụi crom, asen gây viêm loét thủng vách mũi vùng trước sụn lá mía.
+Bụi vải, bụi len, bông gai, phân hoá học, bột thuốc kháng sinh gây dị ứng, gây ra viêm mũi, viêm phế quản, hen xuyễn...
-Ung thư: Một số bụi kim loại có tính phóng xạ gây ra bệnh ung thư phổi, ung thư phế quản ví dụ như bụi uran, coban, crom, nhựa đường.
3.Bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của bụi:
-Khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện và chữa bệnh. Hàng năm nên thanh lọc, thải độc cơ thể ít nhất 1 lần.
-Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân như khẩu trang, kính, mũ, quần áo bảo hộ, mặt nạ,..
-Hạn chế các hoạt động ngoài trời khi nhiều khói bụi trong không khí.
-Tăng cường vệ sinh cá nhân thường xuyên, đặc biệt sau khi làm việc xong.
-Sử dụng quạt thông gió, hút bụi, lọc bụi, hệ thống phun sương dập bụi trong các nhà máy, phân xưởng nhiều bụi.
-Khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện và chữa bệnh. Thường xuyên ăn uống các loại rau củ, trái cây có các tác dụng thải độc và hàng năm nên thanh lọc, thải độc cơ thể ít nhất 1 lần bằng bộ sản phẩm
Clean 9 của FLP
Hãy cùng Like và Share để cập nhật những tin tức thú vị nhé!
Gửi bình luận của bạn