Cây nhàu, vị thuốc miền quê sông nước

Trong các loài cây hoang dại mọc ở miền sông nước Cửu Long, ít có cây gì được sử dụng tất cả các bộ phận của nó để làm các bài thuốc trong y học cổ truyền như câu nhàu. Từ lá, trái, vỏ tới rễ của cây đều là những vị thuốc mà ông bà ta từ bao đời nay tích góp kinh nghiệm quý báu để lại cho con cháu đời sau.

Ngày đăng: 09-07-2017

1,232 lượt xem

Cây nhàu thân gỗ, cao khoảng năm đến sáu mét. Cây thường mọc ở góc vườn, bờ ao hay dọc bờ sông kinh rạch. Những cây mọc ở mé nước thường ra hoa kết trái quanh năm, còn mọc  nhũng  chỗ  khác thì nở hoa vào đầu mùa xuân và trái chín vào khoảng tháng bảy tháng tám.
Trái nhàu là một trong những loại trái mà gằn liền với tuổi thơ của biết bao người một thời còn nghèo khó. Vì là cây hoang dại nên bọn trẻ con chúng tôi ai cũng có thể bẻ trái chín ăn mà không bị chủ đất la rầy… Khi trái nhàu mở mắt có màu trắng sữa, bẻ mang về bỏ vào hũ muối ủ (dú) khoảng hai ngày thì trái nhàu chín mềm.
Trái nhàu chín có vị the cay, mùi khai rất khó ăn nhưng ăn quen rồi cũng thấy ngon vì bọn trẻ chúng tôi thời đó nhà nghèo đâu có trái cây gì ngon hơn mà không mất tiền mua như trái nhàu.
Trái nhàu chín chấm muối ăn dễ tiêu, nhuận trường và còn trị được bệnh ho cảm hen xuyễn...
Trái nhàu ngâm với rượu trắng, uống mỗi tối 1 ly nhỏ trị đau lưng nhức mỏi rất hiệu quả.
Khi lao động nặng hoặc tuổi già vận động sai tư thế thường hay bị sút lưng (cụp xương sống). Trải một lớp lá nhàu xuống dưới, đổ muối rang nóng lên, lót tiếp lớp lá lên trên muối rồi nằm lên... mỗi ngày làm hai  lần, nằm vài ba ngày là khỏi.
Lá nhàu non làm được nhiều món ăn ngon mà cũng là bài thuốc quý. (Không nên dùng lá quá non vì rất đắng)
Món lươn um lá nhàu là một món ăn nổi tiếng của miền quê sông nước Cửa Long. Mỗi nơi có thể gia giảm công thức khác nhau một chút nhưng nói chung là tương đối giống nhau nên hương vị của món lươn um lá nhàu luôn có hương vị đặc trưng. Ở quê tôi, lươn làm sạch, ướp gia vị nước mắm, bột ngọt đường, xả, ớt....Lót lớp lá nhàu xuống dưới đáy nồi, xếp lươn lên rồi thêm lớp lá nhàu nữa lên trên cùng, đổ nước dảo cốt dừa vào nồi...Đưa nồi lên bếp đun, khi khói trong nồi bốc lên khoảng năm phút là lươn đã chín, Lúc này ta thêm nước cốt dừa vào và tắt bếp. Khi dọn ra dĩa ta thêm chút đậu phộng rang giã nhỏ nữa là món lươn um lá nhàu hoàn thành. Món lươn um lá nhàu này trị đau lưng nhức mỏi và bồi bổ cơ thể…
Rễ nhàu rửa sạch, chặt mỏng vát chéo phơi khô sao vàng ngâm rượu hoặc sắc uống. Rễ nhàu có vị đắng, là vị thuốc thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi và hạ huyết áp...Vì mỗi lần lấy rễ phải chặt cây nên sau  này, người ta lấy trái nhàu xanh đem sắt mỏng, phơi khô sao vàng để thay thế rễ nhàu. Tuy không bằng rễ nhưng cũng có tác dụng giống rễ nhàu...
Sưu tầm
 

 


 

Hãy cùng Like Share để cập nhật những tin tức thú vị nhé!

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE


HOTLINE:
0948.035.252

DANH NGÔN

Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp...

KÊNH YOUTUBE

 

Thảo dược tự nhiên

 

KÊNH YOUTUBE

FANPAGE

<