Nồi lá xông giải cảm của mẹ

Ngày xưa ở quê, mỗi lần mình bị cảm lạnh hay bị trúng mưa. Mẹ thường ra vườn hái một mớ lá các loại để nấu một nồi nước xông. Sau khi xông xong, uống viên thuốc cảm, ngày mai mình lại đi làm bình thường. Mùi thơm nồi lá xông của mẹ cũng đã theo mình suốt cuộc đời phiêu dạt...

Ngày đăng: 13-08-2018

1,413 lượt xem

Bây giờ ở phố chợ, mổi khi trong gia đình mình có ai bị cảm lạnh, mình thường ra chợ tìm mua một bó lá xông về nấu để xông giải cảm. Khi xông, hơi nước nóng kết hợp tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong lá xông và hơi nước làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường. Điều này giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài...
-Công dụng của các loại lá xông: Theo cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" thì:
  +Lá tre; giải nhiệt, tiêu đờm , làm đổ mồ hôi, trị sát khuẩn, trị cảm sốt.
  +Sả: làm ấm bụng , hỗ trợ tiêu hóa, sát khuẩn, tiêu đờm, trị cảm sốt, têu chảy, cảm lạnh, giải rượu.
  +Lá bưởi: giải cảm, tiêu thực, dùng uống trị sốt ho, nhức đầu.
  +Ngải cứu: cầm máu, điều hòa khí huyết.
  +Hương nhu; cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi.
  +Bạc hà: sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm, sử dụng bạc hà tròng bài thuốc xông hơi chữa được cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi , cảm lạnh.
  +Tía tô: khu phong trừ hàn, trị cảm lạnh, cảm sốt.
-Chuẩn bị nồi xông: Các loại lá để nấu nồi nước xông thường có mùi thơm, lá tươi thì tốt hơn. Nếu ở phố chợ thì tìm mua một bó lá xông là đã có đầy đủ các loại lá rồi. Các loại lá thường dùng cho nồi xông là lá tre, sả, bưởi, ngải cứu, bạc hà, tía tô…., mỗi thứ một nắm làm sao cho đầy nồi xông là được. Lá rửa sạch, cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước. Đun sôi khoảng  vài phút là được. Có thề múc một ly nhỏ nước xông để sau khi xông xong sẽ uống…
-Cách xông: Đặt nồi xông ở nơi kín gió, mang theo khăn sạch, đũa và một chiếc mền để trùm kín người. Ngồi để mặt hướng thẳng nồi xông. Khi xông ta hé vung nồi từ từ cho vừa độ nóng, khi nguội ta mở vung dần ra và lấy đũa nâng lá trong nồi lên một chút để tăng độ nóng…
-Những lưu ý khi xông:
  +Không nên xông quá 15 phút một lần, mỗi ngày có thể xông từ 1-2 lần.
  +Không nên đun sôi kỹ quá nồi nước xông, vì ta sử dụng hơi nước có tinh dầu nên nếu nấu sôi kỹ thì tinh dầu sẽ bay hơi hết và xông ít tác dụng.
  +Nơi ngồi xông hơi tuyệt đối phải kín gió, sau khi xông phải lau khô mồ hôi để tránh gió lùa vào người.
  +Phụ nữ có thai, người suy nhược, người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch cần cân nhắc trước khi xông.
  +Những người bị tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao không nên xông hơi giải cảm.
Sưu tầm


 

Hãy cùng Like Share để cập nhật những tin tức thú vị nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE


HOTLINE:
0948.035.252

DANH NGÔN

Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp...

KÊNH YOUTUBE

 

Thảo dược tự nhiên

 

KÊNH YOUTUBE

FANPAGE

<