Vì sao xì gà Cu Ba lại nổi tiếng nhất thế giới?

Mình có nghe nhiều về xì gà Cu Ba, đặc biệt là vì sao xì gà nơi đây lại ngon và nổi tiếng như vậy? Chuyện kể rằng, những điếu xì gà có được hương vị đặc biệt là do được cuốn trên đùi của những trinh nữ tuổi từ 15 đến 18. Những chiếc lông tơ và mồ hôi trinh nữ đã bám vào lá xì gà tạo nên mùi thơm quyến rũ…

Ngày đăng: 15-05-2018

1,002 lượt xem

 
Nhưng thật ra, để cho ra đời một điếu xì gà đạt tiêu chuẩn là cả một công việc đòi hỏi tính cẩn thận cao và rất nhiều kinh nghiệm. Nào, mời bạn xem qua quy trình sản xuất xì gà Cu Ba nhé...
1.Thời gian và địa điểm trồng nguyên liệu: Trồng xì gà được bắt đầu vào hai tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, tháng 7 và kéo dài 9 tháng. Tỉnh Pinar del Río miền tây Cuba là nơi có đất tốt nhất để trồng cây xì gà.
2.Làm đất: Đất được cày bừa nhiều lần cho tơi xốp và bắt buộc phải cày bằng trâu để tránh nén đất. Khi cây xì gà đạt đến chiều cao nhất định thì sẽ được ngắt đọt (ngọn) để tập trung cho việc phát triển lá.
 3. Hái lá: Sau 40 ngày ngắt đọt, lá có thể được thu hoạch, nhưng mỗi một cây chỉ được phép ngắt 2-3 lá, khi ngắt lá phải ngắt từ dưới lên trên, lá bé được ngắt trước và chúng được sử dụng để làm những điếu xì gà mini. Sau mỗi lần ngắt lá như vậy lại phải đợi thêm một vài ngày mới có thể tiếp tục, việc thu hoạch lá xì gà ở mỗi cây có thể kéo dài đến cả tháng. Để cuốn được một điếu xì gà cần hai loại lá: Lá cuốn ngoài cùng là loại lớn, mỏng và được trồng trong nhà. Lá liên kết và lá làm lõi được trồng ngoài trời, tuy là cùng một cây nhưng lại có đặc điểm khác nhau tùy theo vị trí của lá trên cây.
4. Quy trình sản xuất xì gà Cu Ba: Bao gồm 6 giai đoạn. Những giai đoạn này sẽ quyết định hương vị, chất lượng của điếu xì gà, do đó sự cẩn thận, tỉ mỉ đến từng li và kinh nghiệm lâu năm của người nông dân là rất cần thiết.
  4.1. Sấy: Lá thuốc sau khi thu hoạch sẽ chuyển đến kho sấy. Kho sấy xì gà được làm bằng gỗ có mái lợp bằng lá cọ khô. Sau khi được chọn lọc kỹ lưỡng, lá thuốc được buộc thành từng cặp bằng một loại chỉ đặc biệt lên những dàn gỗ trong kho, những lá đã khô sẽ được chuyển lên cao hơn. Người ta phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm trong kho để đảm bảo chất lượng của lá. Những lá để làm vỏ ngoài được hạ xuống vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ chưa cao để tránh gãy lá.
  4.2. Lên men lần 1:  Lá được buộc thành từng bó 30-50 lá và phủ vải bên ngoài, từng bó lá sẽ được đặt vào những thùng phuy bằng gỗ. Đây là quá trình lên men tự nhiên kéo dài trong 30 ngày. 
   +Nhiệt độ trong nhà sẽ được kiểm tra thường xuyên, nếu cao quá 35 độ thì thùng phuy sẽ bị bỏ đi, lá thuốc được lấy ra lau và để thoáng gió sau đó sẽ được lên men trong một thùng khác.
   +Do nhiệt độ giữa đống lá thuốc tăng cao, hơi ẩm, nhựa, nicotin và chất ammonia được giải phóng dần. Nếu lên men ở nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho lá có màu đậm hơn, hương vị đậm và gắt hơn, còn nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm hỏng lá thuốc. Trong quá trình lên men này, các bó lá thuốc sẽ được đảo từ dưới lên trên, được làm ẩm bằng hơi nước nếu cần thiết.
Đây là quá trình quan trọng, quyết định chất lượng của điếu xì gà. Lá thuốc lên men chưa đủ sẽ làm điếu xì gà hay tắt và có vị đắng rất khó chịu. Ngược lại nếu lên men quá lâu sẽ làm cho điếu thuốc trở nên nhạt nhẽo.
   4.3. Phân loại: Sau khi được lên men lần thứ nhất, lá thuốc sẽ được chọn lọc qua ba tiêu chí: kích thước, màu của lá và kết cấu để sử dụng vào những mục đích khác nhau. Ví dụ như lá để cuốn bên ngoài cùng sẽ được quan tâm đặc biệt.
Những lá lớn nhất, tốt nhất được dùng để làm lá liên kết phần lõi thuốc. Lá liên kết có tác dụng tạo ra hình dáng của điếu xì gà.
Lõi thuốc được tạo thành bởi ba loại lá: phần trong cùng của lõi làm từ những lá thuốc được hái từ ngọn cây, cháy chậm và là điểm nhấn trong hương vị của điếu xì gà. Loại lá thứ hai được hái từ phần giữa của cây, hương vị của thuốc có được là nhờ loại lá này. Ngoài cùng là lá dẫn lửa tốt, được hái ở phần thấp nhất của cây.
   4.4. Lên men lần 2: Giai đoạn lên men cuối cùng này được thực hiện cẩn thận hơn, thời gian lâu hơn và cách thức cũng khác. Từng bó lá sẽ được xếp chồng lên nhau trên những kệ bằng gỗ, bên trên được phủ lá palma. Giai đoạn này kéo dài 1-3 tháng, tùy theo loại xì gà sẽ được sản xuất
Trong giai đoạn này, bất cứ một sơ xuất nào cũng có thể làm hỏng toàn bộ số lá đã được kỳ công lựa chọn, quan trọng nhất là độ ẩm để lá có thể lên men tốt. Hằng ngày từng chồng lá sẽ được phun một lượng nước nhất định để duy trì độ ẩm, bước cuối cùng là rũ lá và chuyển sang khu làm thoáng. Tại đây lá thuốc được treo 4-5 tiếng với độ ẩm là 95%.
   4.5. Tách sống lá: Trước khi được dùng để cuốn, lá thuốc sẽ được tách sống. Lá thuốc được xếp chồng lên nhau theo kích thước lớn, nhỏ; những lá đã bị rách sẽ được dùng làm lõi. Lá cuốn ngoài cùng sẽ được tách toàn bộ phần sống lá, còn lá liên kết sẽ chỉ tách một phần tư.
Để tách được sống lá, người thợ thủ công sẽ dùng một miếng kim loại có hình chiếc móng tay nhẹ nhàng tách sống và kéo rời ra khỏi lá, làm sao cho lá thuốc không bị rách. Tách sống xong, lá thuốc sẽ được xếp thành từng bó 25 chiếc và được ép phẳng.
   4.6. Cuốn điếu: Giai đoạn cuối cùng là cuốn thành điếu xì gà hoàn chỉnh. Đây là cả một nghệ thuật và được thực hiện bởi những nghệ nhân. Để trở thành một nghệ nhân cuốn xì gà, đầu tiên họ phải thử việc 2 năm. Nếu được đánh giá tốt sau khi thử việc, họ phải làm thêm ít nhất là 6 năm nữa để nắm vững kỹ thuật và học về xì gà. Quá trình đào tạo nghệ nhân cuốn xì gà có thể kéo dài tới 20 năm. Mỗi một nghệ nhân có thể cuốn 60-100 điếu xì gà mỗi ngày, tùy theo kích thước. Họ cũng được trả lương cao hơn các lao động khác, ngoài ra được thưởng 2 điếu xì gà hảo hạng mỗi ngày... Thật tuyệt vời phải không các bạn.
 
Sưu tầm

 


 

Hãy cùng Like Share để cập nhật những tin tức thú vị nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE


HOTLINE:
0948.035.252

DANH NGÔN

Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp...

KÊNH YOUTUBE

 

Thảo dược tự nhiên

 

KÊNH YOUTUBE

FANPAGE

<