Sỏi đường tiết niệu

Sỏi đường niệu là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu bao gồm: Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo…

Ngày đăng: 11-10-2018

2,621 lượt xem

Vì có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận, niệu quản, bàng quang… kết thành sỏi. 
-Những người dễ mắc?
  +Bệnh sỏi đường tiết niệu hay xảy ra ở thận nhất, kế đó là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang ít gặp hơn còn sỏi kẹt niệu đạo chỉ xảy ra ở đàn ông. Vì niệu đạo của đàn ông dài, sỏi khó thoát ra ngoài theo dòng nước tiểu.
  +Sỏi thường xảy ra ở nam giới. Tuổi mắc sỏi niệu ở đàn ông trung bình từ 20 - 40 tuổi còn phụ nữ lại từ 25 - 40 tuổi. Tuy nhiên từ 55 tuổi trở lên, phụ nữ lại có nhiều người bị sỏi niệu. Nguyên nhân là do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh. Ở trẻ em, bệnh nhân mắc sỏi niệu thường dưới 10 tuổi, lứa tuổi từ 10 - 18 tuổi lại ít bị sỏi niệu hơn.
  +Người nông thôn mắc bệnh này nhiều hơn là người thành thị.
  +Những người sống ở các vùng ven biển và các vùng núi đá vôi, nguồn nước chứa quá nhiều canxi cũng dễ bị bệnh hơn các vùng khác.
-Nguyên nhân gây bệnh sỏi:
  +Do tình trạng trạng khí hậu và thời tiết nơi sinh sống: Khi khí hậu trở nên nóng bức, mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa và dễ bị kết tủa tạo sỏi trong thận hoặc bàng quang.
  +Do nghề nghiệp: Những người làm việc ở môi trường nắng nóng như thợ luyện kim, công nhân xây dựng, thủy thủ, những người làm việc trí óc căng thẳng như bác sĩ, nhân viên văn phòng... dễ bị mắc bệnh hơn những người làm nghề lao động phổ thông.
  +Do chế độ ăn uống: Những người uống nhiều loại nước có chất canxi rất dễ bị bệnh, việc uống sữa quá nhiều cùng với các chất pha thêm vào sữa như melamin cũng tăng nguy cơ gây bệnh vì tăng hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể. Uống ít nước, ăn quá mặn, ăn nhiều các thức ăn giàu canxi có mặt tốt nhưng cũng tăng nguy cơ bị bệnh lên cao.
-Triệu chứng: Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Khi phát bệnh có các triệu chứng sau: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc; Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. Bệnh nhân có thể có sốt cao 38 – 39 độ, và/hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm khuẩn.
Nếu sỏi nhỏ (nhỏ hơn hay như hạt cát) có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm viêm đường tiết niệu cũng như tổn thương thận...
-Cách phòng ngừa:
  +Uống đủ nước:  (Nhiều hơn 2 lít/ngày). Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt hơn. Nước giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật... Không nên uống các loại nước nhiều đường, nhất là đối với người béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp.
  +Có chế độ ăn hợp lý, ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào. Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ khiến cơ thể dư thừa canxi, lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ hình thành sỏi. Thói quen ăn mặn, ăn nhiều chất đạm, thịt cũng là một nguy cơ gây sỏi thận. Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất canxi và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.
-Sử dụng các sản phẩm của FLP để hỗ trợ bệnh sỏi đường tiết niệu:
Bên cạnh việc điều trị bệnh theo Bác sĩ, chúng ta có thể kết hợp với các sản phẩm thực phẩm chức năng của tập đoàn FLP để tăng cường sức đề kháng giúp giảm các tác dụng phụ, giúp bệnh nhân đỡ mệt mỏi khi dùng kháng sinh liều cao trong quá trình điều trị.
+Nước uống Aloe Berry Nectar: Tăng cường sức đề kháng, duy trì tốt cho tiêu hóa kết hợp giữa nước Lô hội, nước ép quả nam việt quất, quả táo giúp bổ sung Vitamin C. Đặc biệt, trái nam việt quất có tác dụng loại bỏ các cặn lắng trong đường tiết niệu rất tốt.
Xem chi tiết sản phẩm tại đây
 
+Viên keo ong Forever Bee Propolis: Tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể.
Xem chi tiết sản phẩm tại đây
 
+Viên tỏi đậm đặc Forever Galic Thyme : Tăng cường sức đề kháng, đặc biệt trong điều điều trị vi khuẩn kháng thuốc.
Xem chi tiết sản phẩm tại đây
 
+Viên hỗ trợ miễn dịch Forever Immublend: Bổ sung vitamin C, vitamin D, kẽm giúp tăng cường các yếu tố cần thiết cho hệ miễn dịch. Bên cạnh đó còn có thành phần Frutooligosaccharide, Lactoferrin giúp duy trì sự hoạt động của vi khuẩn probiotic có lợi đường tiêu hóa hoạt (vì khi uống kháng sinh liều cao thường ảnh hưởng tới các men tiêu hóa).
Xem chi tiết sản phẩm tại đây


 

Hãy cùng Like Share để cập nhật những tin tức thú vị nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE


HOTLINE:
0948.035.252

DANH NGÔN

Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp...

KÊNH YOUTUBE

 

Thảo dược tự nhiên

 

KÊNH YOUTUBE

FANPAGE

<