Cây đinh lăng, cây sâm của người nghèo

Danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi cây đinh lăng là cây sâm của người nghèo bởi trong dân gian cây đinh lăng rất dễ tìm, rẻ tiền nhưng có rất nhiều tác dụng tốt đã được công nhận cả về kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian,lẫn các công trình nghiên cứu đã được công bố và đưa vào thực tiễn sản xuất dược trị bệnh…

Ngày đăng: 11-09-2017

1,000 lượt xem

    Chất bổ chứa trong cây đinh lăng rất giàu, được ví như cây nhân sâm. Khoa học hiện đại xét nghiệm thấy các thành phần hoá học chứa trong rễ cây đinh lăng có 0,3% glucô và ancaloit, saponin, ta min, các axitamin và vitamin B1.
   
    Bộ phận được dùng để bào chế thuốc trong cây đinh lăng là rễ cây (chỉ nên lấy rễ từ cây 3 năm tuổi trở lên). Thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hoặc đã sang đông. Vì thời gian này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ cũng mềm hơn.
    Sau khi lấy rễ, rửa sạch, băm nhỏ rồi phơi khô hoặc sấy khô. Khi sao có thể tẩm rượu rồi sao. Thân và lá cây đinh lăng cũng có thể dùng làm thuốc. Lá đinh lăng non được dùng ăn sống với nem chua hoặc gỏi cá. Luộc chấm muối vừng ăn như một thứ rau rất ngon, bùi và bổ.
    Các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng bào chế ra thuốc tăng lực. Thuốc có tác dụng kích thích ăn ngon miệng, ngủ tốt, lên cân, sức khoẻ được phục hồi nhanh, nhất là sau khi mổ hoặc vừa ốm dậy. Đinh lăng bào chế thành thuốc bột, viên thành viên hoặc ngâm rượu dùng rất an toàn, không có độc tố. Đinh lăng còn có tác dụng an thần, chống sốt rét. Rễ cây đinh lăng còn trị được ho, lợi tiểu, thông sữa chữa kiết lỵ. Đinh lăng giã nát để đắp lên vết thương. Rễ và lá đinh lăng pha như pha trà uống hàng ngày rất tốt.
Sưu tầm

 


 

Hãy cùng Like Share để cập nhật những tin tức thú vị nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE


HOTLINE:
0948.035.252

DANH NGÔN

Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp...

KÊNH YOUTUBE

 

Thảo dược tự nhiên

 

KÊNH YOUTUBE

FANPAGE

<