Rau răm

Rau răm tên khoa học Persicaria odorata, thuộc họ Thân đốt hay họ Rau răm (Polygonaceae). Là loại gia vị rất quen thuộc ở các nước nhiệt đới ẩm ở khu vực Đông Nam Á...

Ngày đăng: 14-10-2017

1,204 lượt xem

 
Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Ăn rau răm nhiều sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.
Rau răm còn có tên là thủy liễu, nó có hương thơm đặc biệt, vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: cháo lươn, trứng vịt lộn, gà nộm… Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.
Công dụng của cây rau răm:
Làm gia vị: Rau răm  giúp cho các món ăn đặc trưng của người Việt như cháo vịt, cháo gà, lẩu cá, hay trứng lộn thêm hấp dẫn.
Làm vị thuốc: Rau răm là vị thuốc Đông y chữa bệnh rất tốt. Từ lâu các thầy thuốc Đông y đã biết sử dụng rau răm để kết hợp trong các bài thuốc của mình. Không những vậy, ông bà ta cũng nhờ các bài thuốc dân gian được truyền miệng mà đã chữa được rất nhiều những căn bệnh thường ngày gặp phải. Sau đây là 6 tác dụng của cây rau răm được ông ta bà cũng như các thầy thuốc Đông y truyền lại:
- Bụng đầy trướng tiêu hóa trì trệ: Một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ lấy nước uống. Bã đem xoa bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
- Cảm cúm hắt hơi sổ mũi: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, kiện 10g. Sắc uống.
- Chữa rắn cắn: Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.
- Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
- Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
- Mụn nhọt đang ở giai đoạn sưng nóng: Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu. Tác dụng chống viêm, hoạt huyết, tiêu độc.
 
Chú ý không dùng rau răm:
Rau răm mặc dù nó không độc, nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, với lượng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả đàn ông lẫn đàn bà, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt). Do vậy, người tu hành thường sử dụng rau răm để tránh những cơn bốc dương, tránh phân tâm tu hành..
Sưu tầm
 


 

Hãy cùng Like Share để cập nhật những tin tức thú vị nhé!

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE


HOTLINE:
0948.035.252

DANH NGÔN

Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp...

KÊNH YOUTUBE

 

Thảo dược tự nhiên

 

KÊNH YOUTUBE

FANPAGE

<